Sự khác nhau giữa 2 định dạng ảnh Tiff và Ră


Nhiều người cho rằng TIFF và RAW là cùng một thứ. Nhưng thực tế không phải vậy


Nếu thường xuyên chụp ảnh, hẳn bạn đã từng nghe đến các định dạng ảnh TIFF và RAW; bạn còn nghĩ rằng chúng tương tự nhau nữa, đúng chứ? TIFF và RAW đều là những định dạng ảnh lossless, nhưng đó là điểm chung duy nhất giữa chúng. Mỗi định dạng lại có những tình huống sử dụng khác nhau. Có thể trong gần một thập kỷ qua, không còn nhiều mẫu máy ảnh cho phép bạn chụp ở định dạng TIFF nữa, nhưng các nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp luôn sử dụng cả hai.

Thông thường, các tập tin TIFF là kết quả thu được khi xuất ảnh từ một trình biên tập hoặc từ phần mềm scan, còn các tập tin RAW là thứ bạn thu được trên máy ảnh và nhập vào máy tính để thực hiện việc biên tập. Nếu bạn chuyên về biên tập ảnh, bạn có lẽ đã từng xuất ra một ảnh TIFF trước đây. Nếu bạn chỉ chụp ảnh vì sở thích, khả năng là bạn chưa từng gặp một ảnh TIFF nào trừ khi scan phim.

Nghe có vẻ hơi phức tạp, nên chúng ta sẽ phân tích rõ hơn ngay dưới đây.

Ảnh TIFF

Ảnh TIFF chủ yếu được dùng khi bạn muốn gửi ra ngoài. Nếu bạn muốn chuyển cho ai đó một bức ảnh độ phân giải cao với đầy đủ mọi chi tiết, nhưng đổi lại, khả năng áp dụng các chỉnh sửa lên ảnh là không cao, thì TIFF là lựa chọn của bạn. Bạn đã từng thử biên tập một bức ảnh TIFF trong Lightroom hay Capture One chưa? Thông thường, rất khó để thu được kết quả như ý. Các tập tin TIFF thường được xuất ra từ các phần mềm như HPScan, Lightroom, Capture One, Photoshop... Bạn dùng chúng để gửi ra ngoài và cho phép người nhận thực hiện một số thao tác chỉnh sửa rất cơ bản bao gồm thay đổi kích cỡ ảnh để đăng lên web hay in.

Lý giải nguyên nhân vì sao định dạng TIFF lại không còn hiện diện trên phần lớn các máy ảnh hiện nay, Canon Digital Learning Center cho biết:

"Một số đọc giả thắc mắc về tính năng tạo tập tin TIFF ngay trên máy ảnh để dùng như một giải pháp thay thế cho các tập tin RAW chưa qua xử lý. Suy cho cùng, hầu hết các tập tin TIFF RGB đều chưa được nén, đã qua xử lý hoàn thiện, và sẵn sàng để sử dụng. Tuy nhiên, việc tạo các tập tin TIFF ngay trên máy ảnh có nhiều nhược điểm. Đầu tiên, các tập tin TIFF chuẩn trên máy ảnh thường bị giới hạn số thông tin trên mỗi điểm ảnh ở mức 8 bits thay vì 12 hay 14 bits, do đó dữ liệu hình ảnh của chúng kém hơn tập tin RAW xét về sự chuyển tiếp tông màu. Thứ hai là kích thước tập tin của các ảnh TIFF chưa nén: với một camera 12 triệu điểm ảnh, một tập tin TIFF RGB 8-bit sẽ có kích cỡ khoảng 36MB - nhưng không có được sự linh hoạt hoặc chứa được thêm nhiều thông tin về tông màu như một tập tin RAW 12-bit. Nếu máy ảnh cho phép ghi tập tin TIFF 16-bit, tình hình sẽ còn tệ hơn bởi kích cỡ tập tin sẽ tăng gấp đôi lên 72MB. Những tập tin cỡ lớn này sẽ gây ảnh hưởng đáng kể đến hiệu suất chụp liên tiếp của máy ảnh và chiếm dụng không gian thẻ nhớ, trong khi chất lượng hình ảnh thu được lại ít hơn các tập tin RAW. Kết quả là, lưu tập tin TIFF hiếm khi xuất hiện trên các máy ảnh kỹ thuật số hiện đại. Tuy nhiên, TIFF vẫn là định dạng được ưa chuộng để lưu giữ các hình ảnh đã qua xử lý".

Ảnh RAW

Ảnh RAW trước khi biên tập

Và sau khi biên tập

Các tập tin RAW thường được lấy ra từ máy ảnh và một số rất ít các máy scan kỹ thuật số. RAW là định dạng tập tin được thiết kế dành riêng cho việc biên tập. Nó chứa rất nhiều thông tin về highlight, shadow, màu sắc... Nhưng theo nhiếp ảnh gia Chuck Westfall, chúng không phải là những thước phim âm bản kỹ thuật số. Đây là một hiểu nhầm phổ biến trên web.

"Theo tôi, dữ liệu hình ảnh RAW chính xác hơn nên được miêu tả là một hình ảnh chìm kỹ thuật số bởi nó chưa qua xử lý để trở thành một hình ảnh dùng được cho đến khi được dựng thành một tập tin mới và lưu trữ theo một định dạng khác, như TIFF hay JPEG. Trong thế giới ảnh phim, thuật ngữ ‘âm bản' chỉ một hình ảnh đã qua xử lý ở một mức độ nhất định".

Như vậy, có thể hiểu rằng khi bạn chụp một tập tin RAW, bạn cần nhập nó vào máy tính để biên tập thành ảnh âm bản kỹ thuật số, rồi sau đó xuất ra thành một bức ảnh hoàn chỉnh ở định dạng TIFF hoặc JPEG, tương tự như khi in ảnh phim vậy.

Tập tin RAW phù hợp để bạn biên tập và sử dụng cho theo nhu cầu của bản thân. Còn tập tin TIFF sẽ phù hợp để gửi cho một người khác sử dụng.

Đó là những khác biệt cơ bản mà bạn nên biết về tập tin TIFF và RAW.

 theo ThePhoblographer



Các tin đã đưa


photoclub.vn
Copyright © The Sun 2012 - All Rights Reserved - photoclub.vn