Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh


Nhiếp ảnh là một thứ có rất nhiều thuật ngữ phức tạp. Trong bài viết này sẽ tập trung vào một thuật ngữ đơn giản và rất phổ biến, đó chính là độ dài tiêu cự, hay gọi tắt là tiêu cự



Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Chúng ta có thể thấy thuật ngữ này xuất hiện rất nhiều xung quanh chúng ta, từ camera trên smartphone, máy ảnh Point-and-Shoot (PnS) cho đến các ống kính dành cho máy ảnh mirrorless hay DSLR. Vậy tiêu cự là gì?

Tiêu cự là gì?

Nói một cách đơn giản, tiêu cự là khoảng cách giữa cảm biến máy ảnh (hoặc bề mặt film) đến điểm hội tụ của ống kính.

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Vậy thì điểm hội tụ là gì?

Khi các tia sáng đi vào một ống kính, chúng sẽ phải vượt qua các thấu kính và uốn cong lại để hội tụ tại một điểm duy nhất. Điểm này chính là nơi tiếp nhận toàn bộ thông tin ánh sáng để tạo thành một hình ảnh cho cảm biến ghi lại. Các nhà sản xuất thường đo độ dài tiêu cự khi ống kính lấy nét ở vô cực để lấy chuẩn.

Tiêu cự thường được đo bằng đơn vị milimet (mm). Một ống kính 50mm sẽ có điểm hội tụ cách cảm biến máy ảnh 50mm (tương đương với 5cm).

Trong biểu đồ này, điểm hội tụ được đánh dấu bằng F' và tiêu cự sẽ là ƒ'.

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Làm thế nào để chúng ta chọn đúng tiêu cự?

Thực tế, chúng ta có thể giải thích các yếu tố khác nhau của ống kính và phần khoa học đứng sau thấu kính, nhưng chung quy lại, tất cả chúng ta đều thắc mắc tiêu sự sẽ ảnh hưởng đến quá trình chụp ảnh như thế nào? Tiêu cự là một trong những yếu tốt rất quan trọng khi bạn lựa chọn một ống kính để mua và sử dụng.

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Với tiêu cự ngắn, các đối tượng trong khung hình của chúng ta sẽ nhỏ hơn, trong khi một ống kính có tiêu cự dài hơn sẽ giúp chúng ta phóng to chúng lên. Bên cạnh đó, tiêu cự ngắn luôn có một tầm nhìn rộng hơn, giúp bạn xác định khu vực bạn sẽ chụp được bao quát như thế nào trong bức ảnh. Nói nôm na dễ hiểu, tiêu cự sẽ giúp chúng ta xác định mức độ "phóng đại" mà ống kính sẽ đạt được. Nếu bạn chụp phong cảnh, hãy chọn một ống kính có tiêu cự ngắn và ngược lại trong trường hợp bạn cần những vật ở xa rõ hơn, ví dụ như cây hay là chim chóc.

Các loại ống kính được phân chia như sau:

- Góc siêu rộng: 24mm hoặc thấp hơn.

- Góc rộng: 24mm – 35mm.

- Tiêu chuẩn: 35mm – 85mm.

- Tele: 85mm hoặc cao hơn.

Tiêu cự cũng có ảnh hưởng đến bokeh

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Chắc chắn, bạn đã từng thấy những bức ảnh với chủ để được lấy nét rõ mà hậu cảnh lại bị mờ đi. Bạn tự thắc mắc nó là gì và làm sao để tạo ra nó? Hiệu ứng mờ này thường được gọi là bokeh và được tạo ra do độ sâu trường ảnh nông. Để tạo ra được nó, hầu hết mọi người sẽ khẳng định rằng khẩu độ là thứ giúp bạn. Tuy nhiên, không chỉ có khẩu độ mà tiêu cự dài hơn cũng có thể giúp bạn giảm độ sâu trường ảnh và cô lập chủ thể với một hiệu ứng bokeh.

Hệ số crop

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Độ dài tiêu cự vẫn sẽ giữ nguyên, bất kì kích thước cảm biến như thế nào. Thứ thay đổi duy nhất đó chính là tầm nhìn của bức ảnh sẽ như thế nào.

Một cảm biến Full Frame có kích thước 35mm. Đây là chuẩn kích thước cảm biến bắt nguồn từ những tấm film 35mm. Còn dưới kích thước này, bất kể cảm biến nào cũng đều sẽ được gọi là "crop". Cảm biến crop càng nhỏ, bức ảnh thu được sẽ càng to. Về cơ bản, bức ảnh sẽ trông như bị phóng to hơn.

Hầu hết, các cảm biển crop thường có hệ số crop là 1.5x hoặc 1.6x (cảm biến APS-C). Điều này đồng nghĩa rằng, nếu bạn gắn một ống kính 50mm trên một chiếc máy ảnh crop, bạn sẽ có góc nhìn tương đường với ống kính 75mm (1.5x) hoặc 80mm (1.6x) đối với máy ảnh Full Frame.

Độ dài tiêu cự trong nhiếp ảnh là gì?

Hệ số crop của một số cảm biến thông dụng

Công thức tính:

Góc nhìn tương đương = tiêu cự gốc của ống kính x hệ số crop (phép nhân)

Hệ số crop = đường chéo của cảm biến Full Frame (43,27mm) / đường chéo của cảm biến nhỏ hơn (phép chia)

theo Android Authority

Quảng cáo: Chúng tôi liên kết với nhà cung cấp sỉ & lẻ đồ gia dụng, đồ dùng gia đình kính mong các bạn ghé thăm vào ủng hộ tại đây 



Các tin đã đưa


photoclub.vn
Copyright © The Sun 2012 - All Rights Reserved - photoclub.vn