1. Tự tạo hiệu ứng bokeh của riêng mình
Bokeh (có nghĩa là "mờ" trong tiếng Nhật) được dùng để chỉ chất lượng của các khu vực ngoài vùng lấy nét bên trong bức ảnh. Dù những thứ tạo ra bokeh đẹp phần lớn thường sẽ có một vài vấn đề, tùy nhiên, việc "soft" (mềm) hơn, mịn hơn và nhiều màu sắc hơn lại bắt mắt người xem hơn. Bokeh luôn xuất hiện trong thế giới tự nhiên, đặc biệt là nếu bạn bạn lọc đi ánh sáng mặc trời hay những điểm nguồn sáng trong nền bị chồng chéo hay mờ đi. Có rất nhiều cách để chúng ta tự tạo ra hiệu ứng bokeh của riêng mình, đơn giản nhất là đặt những thứ nằm phía trước ống kính.
Những vật dụng được sử dụng cho mục đích này khá phong phú, từ lăng kính hình tam giác, các tinh thể, gel màu cho đến đèn LED lấp lánh sử dụng pin. Những bề mặt phản chiếu được cũng có thể sử dụng để tạo ra các hiệu ứng thú vị và rõ ràng, bạn có thể sử dụng chúng, như chiếc gương trang điểm hay màn hình điện thoại. Mấu chốt ở đây là bạn cần giữa cho đối tượng càng gần trước ống kính càng tốt. Điều này sẽ đảm bảo phần nền phía sau sẽ bị mờ hoàn toàn. Đối với những ai không ngại chi tiêu nhiều hơn một chút, hãy thử bộ filter Lensbaby Omni. Nó sẽ giúp bạn giữ các vật dụng như lăng kính, gel hay các "vật thể tạo hiệu ứng khác" phía trước ống kính của bạn.
Hãy bắt đầu với một ống kính có khẩu độ lớn để đạt được độ sâu trường ảnh nông với hiệu ứng tối đa. Bạn có thể chọn một ống kính prime giá rẻ với khẩu độ từ f/1.8 hoặc f/1.4. Nhưng nếu kinh phí eo hẹp hơn, bạn vẫn có thể tận dụng chiếc ống kính kit của mình. Để đảm bảo lăng kính, gel, ánh sáng,... đủ độ mờ, chúng tôi khuyên bạn nên đặt ống kính ở khẩu độ lớn nhất, dù vậy, nếu bạn thích, hãy thử trải nghiệm với nhiều khẩu độ khác nhau. Đối với các vật phản chiếu như lăng kính hay gương, bạn hãy thử chúng ở nhiều vị trí và góc độ khác nhau. Đôi khi, một sự thay đổi cũng có thể tạo ra khác biệt lớn về mặt hiệu ứng. Bạn cũng có thể tận dụng lăng kính để khúc xạ ánh sáng thành cầu vồng và điều chỉnh nó vừa tầm với đối tượng. Chỉ cần bạn kiên nhẫn là được. Tất nhiên, thành quả tạo ra sẽ không khiến bạn thất vọng đâu.
Khi sử dụng đèn LED
Khi sử dụng lăng kính tạo ra cầu vồng
Khi sử dụng lăng kính tạo ra bokeh
Mẹo: Bạn có thể cho một số ánh sáng neon dội vào lăng kính. Nó sẽ khiến bức ảnh của bạn có độ sâu và nhiều màu sắc hơn.
2. Sử dụng ống mở rộng dành cho chụp macro
Nếu côn trùng, hoa hòe hay trang sức đắt tiền là thứ mà bạn muốn, hãy thử chụp chúng theo theo cách chụp macro. Hầu hết các nhiếp ảnh gia đều sử dụng một ống kính macro chuyên dụng cho mục đích này, nhưng như bạn nghĩ, những ổng kính này thường có giá rất đắt đỏ. Nhưng có một cách để chụp những bức ảnh macro chất lượng như vậy mà rẻ hơn nhiều, đó chính là sử dụng ống (tube) mở rộng.
Ống mợ rộng này sẽ nằm giữa ống kính và thân máy ảnh. Nó sẽ làm thay đổi các đặc điểm lấy nét của ống kính nhằm giúp bạn lấy nét vào các vật thể gần hơn nhiều (nhưng bù lại là bạn không thể lấy nét ở xa nếu gắn ống này). Ống mở rộng càng dài, khoảng cách ống kính có thể lấy nét được càng gần. Có những ống mở rộng mà bạn có thể mua một cách rất đơn giản, ví dụ như bộ 3 phần từ Kenko. Chúng có thể cung cấp phần giao tiếp điện tử để bạn có thể giữ khả năng tự động lấy nét với một số ống kính. Hoặc nếu không, bạn có thể tìm những ống macro lấy nét bằng tay với mức giá rẻ hơn nhiều để tận dụng. Ngoài ra, bạn cũng có thể tự tạo ra một ống mở rộng bằng nhựa với mức giá cực kì rẻ.
Mẹo: Nếu bạn muốn tự tạo một ống mở rộng cho riêng mình, bạn sẽ cần phải sử dụng đến một ống kính được điều khiển hoàn toàn bằng cơ học. Tức là các ống kính này cho phép bạn điều chỉnh khẩu độ và lấy nét mà không cần đến giao tiếp điện tử với máy ảnh. Nhưng bạn cũng không cần phải lo lắng liệu rằng ngàm có phù hợp hay không. Bạn có thể chọn mua một ống kính lấy nét bằng tay (MF) cũ nào đó, ví dụ như các ống kính Nikon F, Canon FD hoặc Pentax K từ thời xa xưa, sau đó sử dụng ngàm chuyển và tận dụng chúng để làm một ống kính macro trên bất kì máy ảnh DSLR hay mirrorless nào.
3. Biến cửa sổ thành softbox
Cửa sổ có thể rất hữu dụng trong việc tạo ra ánh sáng có chất lượng tương đương studio mà không cần đến một studio thực sự. Tuy nhiên, nó rất khó để kiểm soát và ánh sáng mặt trời sẽ đi qua cửa sổ, sau đó dễ dàng phủ toàn bộ lên đối tượng của bạn một cách rất khó chịu. Để khắc phục điều này, hãy biến cửa sổ thành một hộp softbox bằng một vài yếu tố khuếch tán, ví dụ như một tờ giấy trắng trơn. Bạn chỉ cần đơn giản là dán chúng lên cửa sổ, đặt đối tượng nằm ở sát bên và chụp chúng. Chúng sẽ giúp bạn tạo ra một thứ ánh sáng tuyệt đẹp được chiếu lên thẳng đối tượng bạn muốn chụp. Một tấm gì đó màu trắng cũng có thể làm được điều này, miễn là nó không quá dày.
Khi sử dụng giấy trắng với cửa sổ
Chỉ mỗi cửa sổ
Khi sử dụng giấy trắng với cửa sổ
Chỉ mỗi cửa sổ
Mẹo: Sử dụng nhiều màu sắc trộn lại với nhau trên mặt giấy. Hãy thử một lớp màu xanh lá và sau đó đặt lớp màu xanh dương lên phía trên. Kết quả có được chắc chắn sẽ rất thú vị đấy.
4. Tận dụng bộ lọc lưới nhằm tạo ra hiệu ứng ánh sáng thú vị
Bạn có thể sử dụng các dụng cụ làm bếp như bộ lọc lưới để tạm thời tạo ra một phần ánh sáng như studio. Hãy để bộc lọc lưới này giữa ánh sáng chiếu đến và đối tượng của bạn. Nó sẽ giúp bạn tạo ra những bức ảnh có ánh sáng khá thú vị đấy!
Có sử dụng bộ lọc lưới
Không sử dụng bộ lọc lưới
Mẹo: Để làm phần bóng trở nên hay ho hơn, bạn hãy cắt lấy một miếng bìa cứng, tạo hình dạng theo kiểu bạn muốn và cứ thế đặt chúng vào giữa nguồn sáng và chủ thể cần chụp.
5. Sử dụng kính râm như một filter
Hãy quên các bộ lọc trên Instagram đi bởi bạn có thể sử dụng kính râm của mình để tạo ra một phong cách màu retro và ấm áp cho các bức ảnh. Rất đơn giản, bạn chỉ cần đặt một phần kính râm vào phía trước ống kính máy ảnh của bạn và nhấn nút chụp. Kĩ thuật này có thể giúp bức ảnh của bạn có xu hướng vàng và ấm hơn (hoặc một màu khác, phụ thuộc vào loại kính bạn dùng). Ngoài ra, kính râm cũng có thể đóng vai trò như là một filter ND, cho phép bạn điều chỉnh tốc độ màn trập chậm hơn để có thể chụp những bức ảnh làm mờ chuyển động hoặc cũng giúp che đi một phần ống kính để tạo ra sự khác biệt về phơi sáng. Các kính râm phân cũng cũng có thể hoạt động như filter CPL. Chúng có thể khiến màu xanh của bầu trời trở nên tối hơn và giảm đi sự phản xạ. Chắc chắn, bạn sẽ nhận được một thành quả rất thú vị đó!
Sử dụng kính râm
Không sử dụng kính râm
6. Freelensing (không gắn cố định ống kính trên ngàm)
Freelensing là một kĩ thuật khá kinh tế nhưng vẫn đảm bảo có được hiệu ứng như các ống kính tilt-shift đắt tiền, hay chí ít là một ống kính như Lensbaby. Bạn chỉ cần tháo ống kính ra khỏi máy ảnh nhưng vẫn giữ nó cùng một đường thẳng với cảm biến. Việc tháo ống kính này sẽ giúp bạn kiểm soát nhiều hơn về những phần ngoài vùng lấy nét trong khung ảnh. Bạn có thể xoay ống kính sang trái hay phải, hoặc thậm chí là nghiêng lên, xuống nhằm thay đổi góc độ của mặt phẳng tiêu cự và thêm thắt phần mờ vào bên trong bức ảnh mà vẫn đảm bảo độ sắc nét cho đối tượng. Do giữa ống kính và cảm biến máy ảnh không còn cố định lên nhau, thế nên, bạn sẽ gặp phải tình trạng rò rỉ ánh sáng (light leak). Nhưng nếu có đủ sự sáng tạo, bạn có thể tận dụng lợi thế này, giúp bức ảnh trở nên nghệ thuật hơn.
Tốt nhất, bạn nên sử dụng phương pháp này với các ống kính cơ học hoàn toàn bởi chúng cho phép bạn kiểm soát phần lấy nét và khẩu độ một cách rất thủ công. Nếu bạn muốn chụp freelensing nhưng chỉ sở hữu những ống kính đời mới, yêu cầu kết nối với thân máy mới có thể chụp được thì hãy tìm mua những ống kính đời cũ đã qua sử dụng, có mức giá cực rẻ. Rõ ràng, bạn có thể chụp freelensing mà không cần gắn chúng lên ngàm máy. Ví dụ, bạn có thể sử dụng ống kính Nikon và thân máy Canon để chụp freelensing.
Mẹo: Nếu toàn bộ bức ảnh của bạn bị mất nét, hãy đưa ống kính vào gần hơn với ngàm máy. Cũng như khi sử dụng ống mở rộng, khoảng cách ống kính và thân máy càng xa thì khoảng cách lấy nét lại càng ngắn.
7. Biến các túi nhựa cũ thành những công cụ sáng tạo
Xung quanh chúng ta đều có sự xuất hiện của túi nhựa. Vậy tại sao không tận dụng chúng? Có rất nhiều mẹo chụp ảnh mà bạn có thể tận dụng túi nhựa. Bạn có thể thổi phồng nó lên và đặt nó phía trước đèn flash nhằm khuếch tán ánh sáng, làm mềm phần bóng và giúp cho các bức ảnh châ dung trở nên ấn tượng hơn. Hoặc bạn cũng có thể cắt toàn bộ phần trong đó và đưa nó vào ống kính. Đảm bảo nó sẽ bao phủ phần rìa của kính. Điều này sẽ giúp của bức ảnh của bạn có những hiệu ứng mù mờ bên trong.
Mẹo: Sử dụng các túi nhựa màu sắc để tạo ra những hiệu ứng khác nhau. Hoặc tận dụng bút đánh dấu để thêm màu sắc cho những túi trong suốt.
theo Digital Trend
Quảng cáo: Chúng tôi liên kết với nhà cung cấp sỉ & lẻ đồ gia dụng, đồ dùng gia đình kính mong các bạn ghé thăm vào ủng hộ tại đây