GFX-50R dày 66,4mm, mỏng hơn 25mm và nhẹ hơn khoảng 145g so với model tiền nhiệm GFX 50S. Thân máy GFX 50R chắc chắn, thiết kế từ hợp kim magie với 64 điểm kháng bụi và chống chịu thời tiết khắc nghiệt lên đến -10℃.
GFX-50R được trang bị cảm biến Medium Format với độ phân giải lên tới 51.4MP, có khả năng tiếp nhận ánh sáng trên mỗi điểm ảnh tốt hơn so với cảm biến full frame 35mm có cùng độ phân giải. Cảm biến này đã được sử dụng trong máy Fujifilm GFX-50S và Hassblad X1D, là 2 chiếc máy đang đứng đầu trong bảng xếp hạng máy ảnh của DxOmark.
Là mẫu máy ảnh định dạng trung bình (medium format), GFX 50R có tốc độ chụp không cao, chỉ ở mức 3 hình/giây. Mặt trên của máy không có màn hình phụ và cũng không có bánh xe điều chỉnh chế độ, chỉ còn bánh xe điều chỉnh tốc độ chụp, bù trừ sáng. Nếu không muốn chụp bằng màn hình, người dùng có thể ngắm qua ống ngắm điện tử (EVF) độ phóng đại 0.77x độ phân giải 3.69 triệu điểm ảnh, giúp người dùng lấy nét chính xác hơn.
Máy sử dụng hai thẻ cắm SD chuẩn UHS-II có chế độ lưu đồng thời để tránh mất dữ liệu hoặc lưu lần lượt. Thiết bị cũng có thể chuyển ảnh nhanh qua điện thoại, tablet thông qua ứng dụng với các kết nối Wi-Fi và Bluetooth.
Đỉnh máy có hot-shoe để gắn đèn flash, vòng chỉnh tốc độ chụp, bù trừ sáng và nút bấm chụp. GFX 50R có hỗ trợ tính năng kết nối Bluetooth tốn ít năng lượng. Người dùng có thể chụp và chuyển ảnh qua điện thoại hoặc máy tính bảng dễ dàng và nhanh chóng hơn thông qua việc cài đặt ứng dụng Fujifilm Camera Remote.
So với mẫu GFX 50S, model mới 50R chỉ có màn hình với thiết kế lật nghiêng lên xuống như thông thường thay vì có ba trục hỗ trợ đa hướng. Kích thước màn hình 3,2 inch hỗ trợ cảm ứng đa chạm.
Fujifilm GFX 50R đã cho phép đặt trước với giá 109 triệu đồng, mức giá không dễ chịu đối với đại đa số người dùng