Kiểm tra lưới đánh cá (Ảnh: Lý Hoàng Long).
Đã có hơn 10.000 bức ảnh được các nhiếp ảnh gia chuyên và không chuyên gửi về từ 60 quốc gia trên thế giới. Trong số 111 bức ảnh được lựa chọn vào vòng chung kết, bức ảnh của nhiếp ảnh gia Lý Hoàng Long đã gây ấn tượng mạnh và luôn lọt vào top những bức ảnh đẹp nhất, được các báo phương Tây lựa chọn giới thiệu.
Những bức ảnh tranh giải ảnh môi trường năm nay đề cập tới những vấn đề như nghèo đói, phát triển bền vững, biến đối khí hậu, nhân quyền… thông qua góc nhìn nghệ thuật của nhiếp ảnh.
111 bức ảnh này hiện đang được trưng bày triển lãm tại Hiệp hội Địa lý Hoàng gia (London, Anh) từ ngày 22/6 đến 10/7. Sau đó, các bức ảnh sẽ bắt đầu được đem triển lãm trên khắp nước Anh.
Người thắng giải Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm sẽ nhận được phần thưởng trị giá 5.000 bảng (166 triệu đồng). Giải ảnh này bắt đầu được thành lập từ năm 2007, tên người thắng giải của năm 2015 sẽ được tuyên bố vào ngày 25/6.
Đối với những bức ảnh gửi về dự giải năm nay, ban tổ chức nhận định: “Những ảnh dự thi năm nay đạt chất lượng cao nhất so với những năm qua. Những bức ảnh đã đi sâu vào những đề tài khiến người xem phải suy nghĩ, trăn trở, thách thức chúng ta trước câu hỏi về ảnh hưởng mà loài người đã gây ra đối với hành tinh, theo cách nhìn nhận đối với từng cá nhân và đối với cả cộng đồng, nhân loại”.
Những bức ảnh khác lọt vào vòng chung kết của giải ảnh Nhiếp ảnh gia Môi trường của năm:
Sông băng trên núi Kenya (Ảnh: Simon Norfolk). Đường lửa xuất hiện trong hình cho thấy mức nước của con sông băng Lewis hồi năm 1987. Con sông này giờ đang ngày càng thu hẹp và đã sụt giảm 120m độ rộng lòng sông so với năm 1987. Mực nước của con sông cũng từng cao hơn nhiều và có những tảng băng lớn hơn.
Đi bắt cua ở huyện Satkhira, Bangladesh (Ảnh: Kazi Riasat Alve). Độ mặn trong đất ở nơi đây đang khiến đất nông nghiệp ở vùng này dần không còn thích hợp cho các loại cây trồng.
Cuộc sống trong nước triều dâng ở thành phố Chittagong, Bangladesh (Ảnh: Jashim Salam). Một gia đình đang ngồi xem TV trong căn nhà bị ngập nước triều dâng ở thành phố Chittagong. Khi mức nước biển dâng cao, cuộc sống của 6,5 triệu dân trong thành phố sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Một tiệm cắt tóc ở Thổ Nhĩ Kỳ (Ảnh: Hayri Kodal).
Rừng nấm (Ảnh: Matthew Cicanese).
Vàng của quỷ (Ảnh: Luca Catalano Gonzaga). Alpan, 27 tuổi, là một công nhân đang làm việc tại một mỏ khai thác lưu huỳnh ở Indonesia. Anh đã làm công việc này suốt 10 năm nay, nhiệm vụ chính là đi tìm những phiến lưu huỳnh trong môi trường làm việc độc hại. Ở trong lòng núi lửa Ijen Kawah, thuộc miền đông Java, những thợ mỏ như Alpan phải đi sâu vào lòng núi để tìm kiếm thứ “vàng của quỷ” này.
Cây nhựa (Ảnh: Eduardo Leal). Những chiếc túi nilon là hình ảnh thường thấy trên những sơn nguyên Bolivia. Việc chất đống các loại túi nhựa đã gây ra tình trạng thoái hóa đất, khiến cây trồng không sống nổi và ngay cả gia súc, gia cầm, động vật hoang dã cũng bị chết vì những ảnh hưởng nguy hại tới môi trường.
Bão cát trong thành phố ở Kuwait (Ảnh: Rizalde Cayanan).
Trở lại chốn xưa (Ảnh: Carlos Ayesta và Guillaume Bression). Bức ảnh có sự dàn dựng này ghi lại cảnh một người phụ nữ từng làm việc trong một siêu thị nằm ở quận Fukushima, Nhật Bản. Chị trở lại nơi làm việc giờ đây đã trở thành chốn hoang tàn để thấy những gì còn sót lại sau sự cố xảy ra với nhà máy điện hạt nhân Fukushima.
Cửa hàng làm đẹp (Ảnh: Petrut Calinescu). Hai người phụ nữ ở thành phố Lagos, Nigeria đang đứng ở lối vào của một cửa tiệm làm tóc, chăm sóc sắc đẹp. Những căn nhà cơi nới tạm bợ chạy dọc khu đầm phá Lagos đã tạo nên khu ổ chuột Makoko đông đúc. Khu ổ chuột này đang nằm trong diện bị giải tỏa, người dân ở đây đã dựng nhà trái phép khiến tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng trở nên nghiêm trọng.
Ngôi làng Geamana ở Romania bị bỏ hoang (Ảnh: Glyn Thomas). Làng Geamana nằm trong dãy núi Karpat ở Romania là một ngôi làng bị bỏ hoang vì tình trạng ô nhiễm gây ra bởi một mỏ khai thác đồng gần đó đã khiến nguồn nước ở đây không thể sử dụng.
Cuộc sống trong một con tàu hỏng ở thành phố Chittagong, Bangladesh (Ảnh: Yousuf Tushar). Ngành nghề phá hủy những con tàu hỏng ở thị trấn Sitakunda đã bắt đầu từ năm 1960. Vì nơi đây giá nhân công rẻ, thêm vào đó là chưa có những quy định chặt chẽ về vấn đề môi trường nên ngày càng có nhiều tàu hỏng tập trung về đây. Ngành nghề này đã khiến hàng ngàn cây xanh mọc quanh bờ biển bị chặt phá. Ngoài ra, việc rò rỉ dầu và nhiều chất nguy hại khác, cũng như khí độc sinh ra từ việc đốt cháy phế liệu, khiến nơi đây bị ô nhiễm nặng nề.
Namaj trong thành phố (Ảnh: Joydeep Mukherjee). Trong nghi lễ Bishwa Ijtema, diễn ra ở thành phố nhỏ Tongi, Bangladesh - nơi tập trung cộng đồng Hồi giáo đông thứ ba thế giới, các tín đồ đến từ khắp nơi trên đất nước Bangladesh đã cùng tập trung về trước con sông Turag để cùng đọc lời cầu nguyện Namaj cầu xin an bình, thịnh vượng.
Chân dung mặt trời (Ảnh: Ruben Salgado Escudero). Người phụ nữ 45 tuổi này sống ở một vùng xa xôi hẻo lánh của đất nước Myanmar. Lần đầu tiên nhà chị được có điện nhờ những tấm pin năng lượng mặt trời.
Theo dantri.com.vn