Nikon và Canon: Chọn lựa nào cho người dùng
Hai cái tên Canon và Nikon hầu như không còn xa lạ với bất cứ người yêu nhiếp ảnh, ngay cả với những người mới bắt đầu. Tuy nhiên, vẫn luôn có một câu hỏi rằng, giữa hai “đại gia” của làng máy ảnh này thì ai hơn ai? Bài viết này sẽ phân tích sơ lược vấn đề này.
Trước hết, tôi xin nói sơ qua về lịch sử của Nikon và Canon. Nikon phát triển từ một công ty chuyên sản xuất các loại ống nhòm có lăng trụ siêu nhỏ, khởi sự từ năm 1917 và với cái tên ban đầu là Nippon Kogaku K.K, sau đó công ty này mở rộng ra lĩnh vực sản xuất kính thiên văn, kính hiển vi, dụng cụ đo lường, dụng cụ nghiên cứu và ống kính camera. Năm 1932, công ty Nippon Kogaku K.K được chính thức gọi là Nikkor, hãng cũng được công nhận là thương hiệu của ống kính camera. Năm 1946, người dùng chính thức biết đến Nikon là thương hiệu sản xuất máy ảnh, riêng với thương hiệu Nikkor thì vẫn được quen gọi cho các dòng ống kính.Canon thì xuất hiện trễ hơn, năm 1933, xuất hiện dưới hình thức của “phòng thí nghiệm các dụng cụ quang học” Canon là công ty chuyên nghiên cứu máy ảnh có chất lượng. Một năm sau đó, công ty này đã có chiếc máy ảnh đầu tiên mang tên Kanwon. Năm 1947, công ty chính thức đổi tên là Canon sau khi máy ảnh Canon SII được giới thiệu.
Nikon vs. Canon: Cuộc chiến không hồi kết?Cả Nikon và Canon đều có những thành tựu nhất định. Ở thị trường Mỹ, Nikon là hãng máy ảnh được ưa chuộng nhất, như chúng ta cũng biết, thị trường Mỹ vốn rộng lớn và sức mua rất mạnh. Market Insight Corporation, một công ty nghiên cứu thị trường của Mỹ, đã cho biết người tiêu dùng nước này sẵn sàng bỏ tiền ra để mua máy ảnh vỉ thương hiệu của nó. Cuộc khảo sát của Market Insight Corporation dựa trên số liệu của 26.000 người truy cập vào trang web MyProductAdvisor từ tháng 5 đến tháng 10 năm 2011. Và kết quả, Nikon là tên tuổi mà người tiêu dùng sẵn sàng chi nhiều tiền để có được sản phẩm của hãng này, theo sau đó là Canon.Đó là ở thị trường Mỹ, còn ở thị trường Việt? Hiện tại chưa có nhiều cuộc khảo sát chính thức để cho biết con số những máy ảnh của Canon và Nikon được bán ra. Nhưng dựa theo những gì mà người dùng đưa ra ý kiến trên các forum nhiếp ảnh hàng đầu như vnphoto, xomnhiepanh, dựa theo các kinh nghiệm của những người đã sử dụng máy ảnh lâu năm, chúng ta có thể biết được phần nào bộ mặt của thị trường máy ảnh, mà đại diện là cuộc chiến của Nikon và Canon.
Một thành viên và cũng là người điều hành của diễn đàn hội Nghệ sỹ nhiếp ảnh Việt Nam đã cho biết ý kiến khi gặp một cuộc thảo luận về chất lượng của Nikon và Canon: “Sẽ không thể nói máy nào chụp đẹp hơn máy nào đâu, vì hãng máy ảnh nào cũng có thị phần riêng, và họ cũng đều muốn làm khách hàng hài lòng cả thôi. Có người thích Nikon sẽ nói D200 hay D80 đẹp hơn, nhưng có người khác lại thích Canon hơn, và cho rằng 30D, 400D tuyệt vời hơn.”Trong giới báo chí, các phóng viên vẫn thường dùng Canon. Đây là kết quả của một cuộc thăm dò từ Số Hóa, kết quả này cho thấy: Mặc dù chưa phải là máy ảnh thuộc dòng tiên tiến nhất, độ phân giải không phải hàng “siêu cấp”, nhưng Canon 1D Mark II và Mark II-N vẫn là hai model được phóng viên nhiếp ảnh Việt Nam ưa chuộng nhất. Tuy nhiên, để đầu tư cho hai dòng máy ảnh trên thì số tiền bỏ ra không nhỏ chút nào!
Ngược lại, trong giới nhiếp ảnh đám cưới, những người chụp ảnh cưới thì phần đông sẽ dùng Nikon. Không kể đến thành thị, đa phần các vùng tỉnh, các thợ chụp ảnh vẫn thích dùng Nikon hơn, đơn giản vì như nhiều người vẫn cho biết: Nikon rất biết “nịnh” màu. “Chất lượng màu ảnh, nhất là trên da, sẽ “khác đi một chút và đẹp hơn một chút” so với thực tế, điều này làm người chụp ảnh và người được chụp cảm thấy thích thú” – Anh Lê Sơn, một nhiếp ảnh gia lâu năm đang hoạt động trong lĩnh vực chụp ảnh cưới cho biết. Một lý do khác, người dùng Việt cảm thấy “thích” Nikon vì đơn giản là các dòng ống kính phổ thông của hãng này có giá rẻ hơn so với Canon.
Xét về mức phong phú cho cả máy ảnh và ống kính, Canon vẫn nhỉnh hơn Nikon mặc dù ra đời muộn hơn. Canon vượt mặt Nikon với số lượng 70 triệu ống kính được bán ra, trong khi đó Nikon ở mức thấp hơn, 65 triệu. Con số này cũng nói lên mức độ thịnh hành của máy ảnh Canon. Tuy nhiên khi xét đến thị trường Việt Nam thì không chính xác, vì đây là con số chung. Mặc dù vậy, đối với những ai trọng số lượng và “theo đám đông” thì có thể rút ra kết luận, Canon tốt hơn Nikon! Tất nhiên, điều này không chắc chắn được.Để kết, mời bạn đọc tham khảo phần so sánh giữa Nikon và Canon từ một website chuyên đánh giá máy ảnh, Dpreview:-Nikon có kinh nghiệm nhiều hơn về phần “CƠ”, các kinh nghiệm tích lũy được từ một thời sản xuất các máy cơ luôn vượt trội hơn các đối thủ. Cùng một đằng cấp máy thì máy Nikon luôn nhỉnh hơn một chút về tính chắc chắn, lớp phủ, chống nước và bụi, hình dáng cũng bắt mắt hơn. Thế nhưng Canon lại vượt trội hơn về “ĐIỆN TỬ”, các máy Digital thời nay lại ngả sang hướng này-Nikon không tự sản xuất cho mình sensor, trái tim của máy mà phải nhờ SONY, trong khi đó Canon do đủ sức mạnh tài chính và kĩ thuật đã tự nghiên cứu các sensor cho riêng mình theo ý của mình. Kết quả là đã làm một cuộc cách mạng cải tiến con CMOS từ vị trí thua thiệt trở thành tốt nhất hiện nay vượt qua con CDD (sáng kiến và kĩ thuật làm các “thấu kính” nhỏ hội tụ ánh sáng vô các con sensor, cách tính toán bù trừ để loại bỏ nhiễu gây ra do các mạch bổ trợ) điều này khiến các đối thủ phải quay lại nhìn nhận con CMOS.-Nikon lúc trước chỉ ngắm vào hàng cao đến nay thì lại buông rơi hàng cao mà chỉ làm hàng thấp giá rẻ trong khi Canon lúc nào cũng trải rộng các sản phẩm từ thấp đến cao, chứng tỏ khả năng vượt trội của công ty trong vấn đề sản xuất, phân phối và quản lý.-Các kỹ thuật cao nhất luôn được Canon dẫn đầu, máy EOS 1DS luôn đứng đầu từ lâu, con EOS 1D mark III lại mới ra với kĩ thuật mới trong khi Nikon luôn im hơi lặng tiếng, chịu thua đối thủ. Ta tuy không mua những máy hàng cao nhất đó, nhưng đó chính là những bước tiên phong để sau đó áp dụng cho các hàng thấp hơn, cũng như các kĩ thuật trong xe đua thể thức 1 giờ được áp dụng rộng rãi cho các xe thường.-Canon nắm được tầm quan trọng của kích thước các pixels cho ra chất lượng ảnh chụp hơn là chạy theo số lượng pixels và áp dụng cụ thể chính sách này trong vấn đề sản xuất của mình, hiện nay Nikon không hề có một con full frame nào cả.-Nikon khi sản xuất hay có chính sách thêm thắt nhiều thứ đồ chơi, hình dáng bắt mắt để thu hút khách hàng, trong khi Canon lại quan tâm hơn tính thực dụng, performance, tính dễ xài, đơn giản nhất là hiệu quả nhất, khi xài máy canon tôi mới hiểu điều này và thật sự thích nó, hồi trước ưa tính “bặm trợn” của máy nikon hơn vì trông “pro” hơn.-Ống kính thì gần ngang ngửa nhau, Nikon nhỉnh hơn ở hàng wide thì canon mạnh hơn hàng Tele, tuy nhiên nhìn lại thời gian gần đây thì canon cho ra các ống kính mới nhiều hơn, updat nhanh hơn trong các kĩ thuật mới và sản xuất nhiều loại ống kính hơn, giá cũng mềm hơn cùng một chất lượng.Nguồn: techz.vn
Các tin đã đưa
Leica ra mắt M Edition 60 dành kỷ niệm 60 năm chiếc Leica M3 (17.09.2014)Panasonic Lumix LX100: compact cảm biến m4/3 12.8MP, ống kính 24-75mm, giá 900 USD (17.09.2014)Tổng hợp các thiết bị nhiếp ảnh được ra mắt trước thềm Photokina (15.09.2014)Nikon ra mắt máy ảnh Coolpix S6900: lật cụm màn hình ra trước, có chân kê máy (14.09.2014)Ricoh ra mắt máy ảnh siêu bền WG-M1: kiểu dáng thể thao, ống kính đơn tiêu cự, có Wi-Fi, giá 300 USD (12.09.2014)Những bức ảnh đầu tiên chụp từ camera của iPhone 6 (10.09.2014)Fujifilm ra mắt X100T: X-Trans II 16.3MP, ISO 51.200, màn hình đẹp hơn, có Wi-Fi, giá 1.300 USD (10.09.2014)Mamiya ra mắt lưng số Leaf Credo 50: cảm biến CMOS 50MP, giá 27.000 USD (09.09.2014)Pentax giới thiệu máy ảnh Medium format 645Z tại Việt Nam (08.09.2014)Sony ILCE-QX1: ống kính rời cao cấp cho smartphone (06.09.2014)