Máy ảnh số DSLR dành cho nhiếp ảnh chuyên nghiệp


Tầm vóc của máy ảnh số DSRL chuyên nghiệp đang được khẳng định cùng với hàng loạt tính năng, công nghệ mới với 2 sản phẩm đỉnh cao Nikon D4 và Canon EOS 1DC.

Thiết kế, cấu tạo
Như các thế hệ tiền nhiệm, Nikon D4 được làm từ hợp kim magie và tích hợp grips (báng cầm). Tuy nhiên có một số thay đổi nhằm cải thiện khả năng xử lý tổng thể.

Nút chụp nằm ở một góc nghiêng nhiều hơn so với 3Ds, theo Nikon thì có thể giúp thoải mái hơn nhưng thực thế trải nghiệm thì điều này không quá khác biệt.

Điều tốt hơn so vơi các thế hệ trước là D4 có thêm 2 nút điều hướng (joystick) cho phép nhanh chóng thay đổi các điểm lấy nét và cái còn lại dùng để truy cập nhanh tới các chế độ chụp khi dựng máy theo chiều dọc tương tự như nút AF-L.

Khả năng kiểm soát AF cũng được thay đổi. Ba cách chuyển đổi mặt trước của D3S đã được thay thế bằng nút điều khiển trung tâm, tương tự như trên D7000.

Một trong những thay đổi đơn giản nhưng hữu ích của D4 là các nút trên máy ảnh có đèn chiếu sáng, điều này hữu ích khi chụp vào ban đêm

Thân của EOS-1D C với lớp vỏ được làm từ hợp kim nhôm- magiee cao cấp chống chịu va đập, cũng như hoạt động tốt trong điều kiện thời tiết phức tạp tương tự như đàn anh EOS-1D Mark IV.

1D C có kích thước lớn và nặng hơn đáng kể so với thế hệ cũ, cho cảm giác chắc chắn và mạnh mẽ. Báng cầm tích hợp khá dài và tay cầm sâu, dễ dàng để giữ trong một tay.

Cách bố trí thân máy có một vài thay đổi nhỏ. Cân bằng trắng bây giờ đã có nút điều khiển riêng và nút FEL được thay thế bằng một trong ba nút đa chức năng (M.Fn). Ở mặt sau, bên cạnh vòng quay số điều chỉnh là một nút xem trực tiếp chuyên dụng và nút menu nhanh như trên máy EOS 7D.

Mặt trước của máy ảnh,  nút đa chức năng và nút xem trước chiều sâu (depth of field) được đặt ở bên phải của ống kính với khoảng cách khá rộng để tiện cho việc dùng máy theo chiều ngang hay dọc.

Các nút điều khiển đã được cải tiến một ít trên máy  tương tự như của EOS 7D. Nút thức đơn nhanh khá tiện để sử dụng một số tính năng phổ biến như lựa chọn thiết lập hình ảnh, thay đổi cân bằng trắng và tự động tối ưu hoá ánh sáng. Menu chính rõ ràng và dễ sử dụng. Bên cạnh đó, một tính năng đáng quan tâm như Cleaning System sử dụng công nghệ sóng siêu âm tương tự động cơ Ultrasonic Motors để loại bỏ bụi và bẩn từ bộ cảm biến.

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Cân bằng trắng và màu sắc
Nikon D4 có một cảm biến đo sáng mới độ phân giải 91.000 pixel RGB cho khả năng thiết lập cân bằng trắng tự động hiệu quả, qua thực tế trải nghiệm thì rất có ít sự khác biệt giữa D4 với đàn anh D3S.

Như Nikon D7000, D4 có Auto1 và Auto2 dành cho thiết lập AWB. Chế độ 1 tạo ra khả năng cân bằng trắng tự động có thể kiểm soát và xử lý hoàn toàn ánh đèn vàng. Chế độ 2 thì vẫn giữ lại một chút ánh sáng đèn vàng trong toàn khung hình. Điều này là tốt với các nhiếp ảnh chuyên ảnh cưới, những người chỉ muốn có hình ảnh trung tính để giữ cho của cô dâu có màu trắng hoàn hảo, nhưng lại thích một số màu sắc tự nhiên để bối cảnh trông tự nhiên.

Điểm mạnh của Canon EOS-1D C là thể hiện màu xuất sắc, ngay tại các thiết lập mặc định, hình ảnh thu được tươi sáng sống động và tự nhiên. Điều này gợi nhớ đến màu phim slide Fuji Provia danh tiếng.

Cân bằng trắng tự động là cho khả năng chính xác xuất sắc, màu sắc khá ấm dưới ánh sáng buổi tối và không làm mất đi màu sắc tự nhiên của bối cảnh trong nhà. 

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Đo sáng 
Nikon D4 được trang bị cảm biến đo sáng mới với độ phân giải 91.000 pixel. Có rất ít sự khác biệt giữa khả năng phơi sáng của D3S và D4 trong chế độ đo sáng ma trận. Nikon sử dụng hệ thống đo sáng cảnh dựa trên khả năng nhận biết các yếu tố ở phía trước của ống kính.

Chế độ đo sáng 3D Color Matrix Metering III kết hợp với hệ thống hệ thống tự động nhận dạng cảnh chụp (Advanced Scene Recognition) cho phép so sánh các cảnh đã được đo sáng với cơ sở dữ liệu được tích hợp trong máy. Xác định các giá trị phơi sáng và cho phép tìm ra vị trí của 16 khuôn mặt trong khung ảnh ngay cả khi sử dụng kính ngắm quang.

Nhìn chung, hệ thống đo sáng hoạt động tốt, trong ảnh phong cảnh thì nó có khả năng đánh giá, đo lường đủ thông minh để tránh xuất hiện các vùng sáng cháy. Điều này đôi khi dẫn đến các nền trước hơi thiếu sáng.

Hệ thống đo sáng trên 1DC với cảm biến đo sáng mới 100.000 điểm màu RGB có khả năng xử lý nhanh và mạnh hơn các model trước nhờ vào chip xử lý DIGIC 5+, đóng vai trò tính năng phụ trợ cho khả năng xử lý.

Bộ cảm biến đo sáng này còn được liên kết với hệ thống AF, hỗ trợ các tính năng nhận diện khuôn mặt và màu sắc.

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Độ nhạy sáng và Video
Độ phân giải của D4 lớn 4.000.000 pixel hơn so với  D3S. Mặc dù đây việc nâng cấp điểm ảnh này không quá lớn nhưng nó có nghĩa độ nhiễu có thể được kiểm soát tốt, và ở hầu hết độ nhạy sáng ở các  thiết lập của hai máy D4 và D3S cho ảnh không quá nhiều khác biệt.

D4 với khả năng Auto ISO có thể tự động nhận diện loại ống kính đang được gắn lên thân máy và tự động lựa chọn tốc độ màn trập. Có 5 chế độ để điều chỉnh Auto ISO để tăng giảm tốc độ màn trập.

Chụp ảnh JPEG khá thoải mái trên D4 với ISO 1600. Tại thiết lập này có một chút độ nhiễu sáng ở các vùng bóng, nhưng không đáng quan tâm. Trong thực tế trải nghiệm, độ nhạy sáng khả dụng là khoảng ISO 100-6400. Hình ảnh ở ISO 6400 trông giống như được chụp ở ISO 1600 của hầu hết các máy ảnh DSLR với cảm biến APS-C.

D4 có thể mở rộng độ nhạy sáng ISO đến mức ấn tượng: 50 - 204.800, với bước nhảy 1/3, 1/2, hoặc 1 EV trong các mức ISO từ 50 - 25.600, và bước nhảy 1 EV với các mức ISO cao hơn.

Nikon đã đầu tư nhiều vào công nghệ video trên D4 với một số tính năng vượt trội. Hệ thống này bao gồm  máy đo âm thanh, cũng như một ổ cắm đầu ra để kiểm soát âm thanh.

Với khả năng quay video định dạng thô cho phép người dùng có thể chỉnh sửa cho ra chất lượng tốt nhất có thể. Đây là một tính năng cao cấp có thể hấp dẫn đối với nhiều nhà quay phim chuyên nghiệp.

Nikon D4  có thể cho phép chọn một tốc độ khung hình và quay ở chế độ time-lapse (có độ trễ giữa các khung hình) và dải nhạy sáng ISO 200-204.800 rộng hơn nhiều so với các đối thủ.  D4 cho phép điều chỉnh tốc độ màn trập, khẩu độ, và độ nhạy sáng ISO trong lúc quay. Máy cũng có khả năng tự động lấy nét liên tục cũng như khả năng lấy nét bằng tay, một tính năng khác là hỗ trợ phát hiện và theo dõi khuôn mặt.

Ngoài ra D4 cho phép xuất hình ảnh khi quay video ra màn hình lớn thông qua cổng HDMI. Quá trình này máy không lưu nội dung vào thẻ nhớ.

Video có thể được quay bằng cách sử dụng dữ liệu từ các điểm ảnh trên toàn bộ chiều rộng của bộ cảm biến ở định dạng FX, hoặc với định dạng DX mà không ảnh hưởng đến độ phân giải. Ví dụ: ống kính 50mm ở khung hình FX, trở thành ống kính 75mm khi quay ở chế độ DX. Điều này là linh hoạt cho các nhà làm phim tăng gấp đôi tính hữu ích của mỗi ống kính.

Cảm biến 18 triệu điểm ảnh EOS-1D C là tương đối tiêu chuẩn về độ phân giải trong dòng máy chuyên nghiệp. Chất lượng ảnh chụp sẽ tốt hơn khi  thiết lập độ nhạy sáng cao. Bộ cảm biến của 1DC lần đầu tiên là loại SLR full-frame của Canon  được trang bị nhiều thấu kính cực nhỏ liền mạch (gapless microlens). Các gapless microlenses sẽ làm giảm ánh sáng bị mất đi trong quá trình chụp/quay hình, vì vậy máy có thêm ánh sáng để xử lý và làm cho ảnh ít bị nhiễu.

Độ nhạy ISO cho phép cài đặt thông thường từ 100 đến 51.200 và mở rộng lên đến 102.400 với mức H1 và 204.800 với mức H2  lớn hơn nhiều so với thế hệ máy cũ, so với 12.800 của máy ảnh Canon EOS 60D và 25.600 của máy ảnh Canon EOS 5D Mark II.

EOS-1D C là một trong những máy DSLR lý tưởng đối với nhiếp ảnh gia, cũng như những nhà quay phim chuyên nghiệp. EOS-1D C cho phép quay video với độ phân giải 4K (4096 x 2160) ở tốc độ 24 khung hình/giây từ cảm biến hình ảnh full-frame cùng khả năng kiểm soát độ phơi sáng ấn tượng.

Video chưa nén sau khi đã ghi với 1D C có thể xuất ra thiết bị thu gắn ngoài thông qua cổng HDMI. khả năng thu âm thanh được thể hiện ngay trên màn hình LCD trung tâm, đảm bảo kiểm soát tốt mọi góc quay cũng như chất lượng âm. Khi ở chế độ quay phim, mức ISO cao nhất mà 1D C hỗ trợ là 25.600.

Bên cạnh hơn hệ ống kính EF có sẵn, Canon EOS 1 DC có thêm hai ống kính chuyên quay phim (EF Cinema Zoom) gồm 15,5 - 47mm T/2.8 và 30 - 105mm T/2.8. 

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Lấy nét
Nikon D4 trang bị phiên bản thế hệ mới của hệ thống lấy nét 51 điểm có tên Advanced Multi-CAM 3500FX, đã xuất hiện trên D3, D3S và D700. Một trong những nâng cấp chính mang lại hiệu quả cao là khả năng lấy nét chính xác trong điều kiện ánh sáng yếu, việc giảm -2EV của ánh sáng - tương đương với chụp dưới ánh sáng của mặt trăng vẫn không ảnh hưởng đến độ chính xác.

Tăng độ nhạy của cảm biến AF không chỉ là lợi thế khi ánh sáng thiếu. Trong 51 AF điểm lấy nét 11 điểm nằm ở trung tâm là loại lấy nét cross-type, nhạy cảm với cả các chi tiết theo chiều ngang và dọc, và 9 điểm có thể lấy nét ở khẩu độ f/8. Điều này rất hữu ích với nhiếp ảnh thể thao động, ví dụ:  Nikkor 600mm f/4G ED VR AF-S hoặc 500mm f/4G ED VR AF-S  có thể tự động lấy nét khi sử dụng bộ chuyển đổi 2x teleconverter (hệ số sau khi sử dụng bộ chuyển đổi là: 1.200 mm f / 8 và 1.000 mm f / 8) .

Nút AF mới, tương tự như trên D7000 dễ dàng hơn để thay đổi số lượng các điểm lấy nét, hoặc để chuyển sang chế độ đo sáng đo sáng ma trận 3D. Hai joystick khác ở mặt sau còn được dùng để chọn điểm lấy nét khi cầm máy dọc hoặc ngang.

Hệ thống lấy nét tự động của EOS 1DC lên tới 61 điểm với 41 điểm cross-type, mang lại vùng lấy nét rộng hơn đáng kể và được hỗ trợ bởi bộ vi xử lí DIGIC 5+ chung với hệ thống đo sáng. Các điểm này được bố trí thành chùm nằm xung quanh trung tâm khung hình, cho mật độ phủ rộng hơn so với các dòng máy trước của Canon.

1DC còn được trang bị hệ thống lấy nét tự động nhận diện và theo dõi thông minh EOS iTR AF (Intelligent Tracking and Recognition Autofocus). Tính năng này hoạt động hiệu quả ở chế độ AI Servo với AF selection hoặc zone AF.

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

LCD và kính ngắm
Kính ngắm của D4 lớn, sáng và cung cấp góc nhìn 100%. ở định dạng FX 3:2, và 97% khi sử dụng ở các hệ số crop 1.2x hoặc DX
Sử dụng màn hình phía sau khi quay video, hoặc lấy nét bằng tay có khả năng chính xác cao. Màn hình LCD 3,2 in, độ phân giải 921.000 điểm ảnh là thế hệ mới nhất của Nikon.

Màn hình mới được cải thiện nhiều về màu sắc và độ tương phản, với gam màu phù hợp với hệ thống màu sRGB. Màn hình của D3 cũng có thể tự động thay đổi độ sáng, độ tương phản, bão hòa màu và gamma tùy vào ánh sáng xung quanh. Điều này giúp đảm bảo màu sắc và độ tương phản của hình. Tuy nhiên, qua trải nghiệm hình ảnh trên màn hình phía sau vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong ánh sáng mạnh.

Canon EOS 1DC sở hữu màn hình LCD  3,2 in, độ phân giải 1.040.000 điểm ảnh. Màn hình cho chất lượng hình ảnh cao với góc nhìn rộng và kích thước khá lớn, khả năng chống lóa, độ tương phản dưới ánh sáng mạnh tốt, màu sắc và độ bão hòa màu,.

Kính ngắm với tầm nhìn 100% , tương đương với 1D Mark IV và 1Ds Mark III, thể hiện hình ảnh tươi sáng và rõ ràng với thông số hình ảnh. 

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Dải tần nhạy sáng (Dynamic range)
Test Lab thử nghiệm 2 mẫu máy full-frame này trong môi trường chênh lệch sáng cao đều cho kết quả rất tốt, các chi tiết ở vùng sáng và vùng tối vẫn thể hiện tốt, màu sắc thể hiện chính xác.

Thông số về dải tần nhạy sáng của D4 không quá thực sự nổi bật so một số mẫu Nikon DSRL hiện nay. Khả năng khôi phục chi tiết ở vùng sáng và tối ở file RAW không quá ấn tượng. Ở ISO 100 D4 có một phạm vi hoạt động như cao đạt đến 13.1EV không thực sự xuất sắc, đặc biệt là khi đàn anh D7000 ở phân khúc tầm trung, với cảm biến APS-C có thể  hoạt động lên đến 13.9EV. Trong khi đó Canon EOS 1DC chỉ đạt tới 10EV, tuy nhiên sử dụng chế độ ảnh RAW thì trong phạm vi xử lý của minh EOS 1 DC cho chất lượng tốt hơn các hệ máy ảnh chuyên nghiệp gần đây.

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

Kết nối
Nikon D4 có một cổng Ethernet và các phần mềm kết nối với cho phép người chụp kết nối mạng thông qua cáp và tải tất cả các hình ảnh từ máy lên máy chủ.

Ngoài ra còn có bộ phát Nikon WT-5 Wi-Fi mới, cho phép D4 được kết nối với mạng Wi-Fi, một lần nữa dễ dàng để gửi hình ảnh đến máy tính khác bất cứ nơi nào. Bộ Wi-Fi cũng sử dụng để điều khiển máy ảnh.

Có thể sử dụng bất kỳ máy tính có kết nối Internet, hoặc các thiết bị cầm tay như smarphone hoặc iPad để truy cập vào máy ảnh và sử dụng màn hình hiển thị trực tiếp để xem hình ảnh. Ngoài ra thông qua đó có thể kiểm soát được phơi sáng của máy ảnh và các thông số chụp, bao gồm cả tự động lấy nét.

Các kết nối trên Canon EOS 1DX bao gồm cổng gigabit LAN chụp và chuyển hình ảnh từ xa. Một phụ kiện khác đáng chú ý là thiết bị thu phát Wi-fi nhỏ gọn WFT-E6 được dùng để kết nối máy ảnh với máy tính, smart phone hay máy tính bảng. WFT-E6 được thiết kế với chuẩn 802.11n và Bluetooth 3.0. Ngoài ra WFT-E6 cho khả năng kết nối với các thiết bị GPS ngoại vi, thiết lập đường truyền FTP để gửi và nhận dữ liệu, đồng thời thể hiện nội dung trên màn hình thích ứng thông qua kết nối.

Xếp hạng
Canon EOS-1D C:
Nikon D4:

 

 

 Theo PC World VN



Các tin đã đưa


photoclub.vn
Copyright © The Sun 2012 - All Rights Reserved - photoclub.vn