10 mẹo để chụp chân dung vào buổi tối sử dụng flash rời


Nếu bạn thường hay chụp ảnh chân dung vào buổi tối với flash rời thì bài này sẽ có ích rất nhiều đối với bạn. Nhiếp ảnh gia chân dung Francisco Hernandez hôm nay đã tung ra một bài hướng dẫn giúp người dùng có thể chụp ảnh chân dung vào buổi tối.


Theo PetaPixel, Hernandez đã tổng hợp lại thành 10 mẹo nhỏ (và bổ sung thêm 1 mẹo) nhằm giúp bạn chụp ảnh chân dung buổi tối tốt hơn. Đây là đoạn video do Hernandez thực hiện:

1/ Cần sự trợ giúp trong việc lấy nét

Vào buổi tối, chiếc máy ảnh không dễ nhận thấy chủ thể và lấy nét vào đó. Để giúp chúng lấy nét tốt hơn, chúng ta hãy sử dụng ánh đèn flash từ smartphone hoặc một flash trigger để hỗ trợ lấy nét.

2/ Lựa chọn ống kính có thể bắt được nhiều ánh sáng

Khẩu độ càng lớn, càng nhiều ánh sáng sẽ lọt vào. Những ống kính cho lượng ánh sáng vào càng lớn thì càng dễ dàng có những bức ảnh đủ sáng hơn mà không cần phải tăng ISO hay đưa tốc độ màn trập xuống thật chậm.

3/ Hạ tốc độ màn trập để thu nhiều ánh sáng hơn nữa

Nếu khẩu độ của ống kính không đủ lớn, bạn cần hạ thấp tốc độ màn trập xuống chậm để có thể thu được nhiều ánh sáng hơn. Nếu bạn cần phải sử dụng tốc độ thật chậm (dưới 1/30 giây), hãy sử dụng một tripod để có thể cố định chiếc máy và đảm bảo nó không bị rung lắc.

4/ Tăng ISO

Nếu cả hai đều không đủ ánh sáng, bạn phải cần tăng ISO lên. ISO càng thấp, chất lượng ảnh càng tốt và đỡ nhiễu, tuy nhiên, một số trường hợp không cho phép bạn sử dụng ISO thấp.

5/ Sử dụng flash công suất thấp

Hãy để các đèn liên tục (monolight) ở nhà. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng một đèn speedlight hoặc mini speedlight để cung cấp công suất flash thấp.

6/ Phân tán ánh sáng flash

Nếu flash vẫn có ánh sáng quá mạnh tại công suất thấp nhất, hãy phân tán chúng để ánh sáng đỡ bị gắt. Để tiết kiệm bạn có thể dùng nắp tản sáng chụp lên flash, hoặc softbox đơn giản.

7/ Di chuyển ánh sáng

Đây là phương án cuối cùng, nếu đèn flash ở mức công suất thấp nhất đã được phân tán ánh sáng mà vẫn cho ánh sáng quá nhiều thì hãy di chuyển nó ra xa khỏi chủ thể. Điều này sẽ làm thay đổi chất lượng ánh sáng, vì thế hãy cẩn thận.

8/ Tạo ra sự tách biệt

Vào ban ngày, ánh sáng mặt trời luôn là một nguồn sáng thứ hai tuyệt vời nhất để có thể tạo ra sự tách biệt giữa chủ thể và nền. Tuy nhiên, chụp trong tối sẽ phải cần đến một nguồn sáng thứ hai hoặc ít nhất là cần tìm các nguồn sáng khác xung quanh để tạo ra sự tách biệt.

9/ Đừng "trộn" các ánh sáng lại với nhau

Sau khi nhờ ai đó đang hỗ trợ bạn lấy nét với một đèn flashlight, hãy đưa họ ra xa khỏi chủ thể khi bạn thực sự chụp. Việc "trộn" ánh sáng từ đèn flashlight và ánh sáng speedlight sẽ khiến bức ảnh của bạn có thể bị "cháy".

10/ Cẩn thận với việc "trộn" nhiệt độ màu

Nếu bạn đang sử dụng nhiều ánh sáng khác nhau để tạo sự tách biệt, hãy đảm bảo rằng các nhiệt độ màu phải tương tự nhau. Vì lý do này, bạn cũng nên đặt chủ thể xa ánh sáng có sẵn xung quanh, ví dụ như đèn đường. Điều này sẽ giúp bạn không phải chật vật với các ánh sáng mà bạn không thể kiếm soát đươọc.

Mẹo thêm: Sử dụng TTL nếu flash của bạn có hỗ trợ

Sử dụng TTL (chức năng đồng bộ ánh sáng với tốc độ chụp của máy) trên đèn speedlight thực sự sẽ giúp bạn điều chỉnh ánh sáng tốt nhất. Điều này là do TTL sử dụng pre-flash (flash đánh trước khi chụp). Vì thế khi sử dụng TTL, bạn có thể điều chỉnh ánh sáng thấp đến 2-3 stops so với khi sử dụng bình thường.

Hi vọng các mẹo này sẽ giúp bạn chụp tốt các bức ảnh của mình.

theo vnreview


Các tin đã đưa


photoclub.vn
Copyright © The Sun 2012 - All Rights Reserved - photoclub.vn